Tranh Mai Lan Trúc Cúc gốc cẩn chìm MNV-SMA478

Giá bán: 1.800.000 VNĐ

Bộ sản phẩm bao gồm:

1 bộ Tranh Mai Lan Trúc Cúc gốc cẩn chìm

Xuất xứ sản phẩm: Sơn mài Việt Nam

Kích thước sản phẩm: 60 x 120 (cm)

Khối lượng sản phẩm: 6kg

Đóng gói: Hộp sản phẩm

Chính sách bán hàng

- Giao hàng nhanh, trong vòng 1h - 2h các Quận nội thành (Tp.HCM).

- Miễn phí giao hàng ở  các quận nội thành cho đơn hàng từ 500.000 trở lên.

- Xem trực tiếp sản phẩm các  Showroom và kho ở Quận 2, Tp.HCM (có bãi đậu xe), mở cửa từ 8 giờ đến 19 giờ mỗi ngày. 

- Hỗ trợ đổi trả sản phẩm dễ dàng.

- Dịch vụ gói quà sản phẩm.

- Tư vấn bán hàng 24/7.

 

Số lượng :

Tổng đài 1900 63 60 76

Hotline 0903 30 99 89

Tel 028. 6281 1183

info@myngheviet.vn

08h - 19h tất cả các ngày trong tuần

For English please contact (+84) 97 132 7095 email: info@timart.vn

Địa chỉ showroom

Showroom 1: Số 4, Đường 19, Phường An Phú, Quận 2, TP. HCM

Showroom 2: 212 Bùi Tá Hán, Phường An Phú, Quận 2, TP. HCM

SANG TRỌNG VÀ ẤN TƯỢNG

Quà tặng mỹ nghệ tạo ấn tượng độc đáo và sang trọng khiến người nhận phỉa ngắm nghía món quà

NIỀM TIN THƯƠNG HIỆU

Logo, khẩu hiệu sẽ điểm họa khéo léo và tinh tế trên món quà đầy nghệ thuật gia tăng cảm nhận về thương hiệu

CHUYÊN NGHIỆP VÀ TỐC ĐỘ

Quá trình thực hiện, đóng gói và sắp xếp quà tặng đều được chúng tôi thực hiện một cách chuyên nghiệp và nhanh chóng

logo Là thành viên của

 

Bộ tranh sơn mài Mai Lan Cúc Trúc đại diện cho trung tứ quân tử thích hợp để làm quà tặng, trang trí nhà cửa…. thể hiện tinh thần khí khái, hào sảng của gia chủ.
     Mai lan cúc trúc là những loài hoa thanh tao và nho nhã. Mai nở vào mùa đông và xuân, chịu đựng giá rét. Lan kiều diễm mảnh mai, hương thơm âm trầm. Trúc ngay thẳng, đầy khí khái. Cúc trải sương buốt mà chẳng héo hon, có ý chí vượt qua chông gai. Tranh sơn mài mai lan cúc trúc miêu tả thần thái và khí chất mỗi một loài cây sinh động và chân thật.
 
 Bộ tranh gồm 4 tấm ghép lại, kích thước mỗi tấm: 30 x 60 (cm), mỗi chi tiết được cẩn xà cừ (trai).
      

     Nếu như trong tuế hàn tam hữu, cổ nhân sắp xếp ba loại hoa mộc khác nhau dựa theo tiêu chí phẩm cách chịu lạnh giá và giữ khí tiết thì Hoa trung tứ quân tử : mai, lan, trúc và cúc tựa hồ như sự sắp xếp này dựa theo tiêu chí mùa hoa nở. Theo cổ nhân, mùa đông là khởi đầu của mùa xuân, nên hoa mai được xếp vị trí đầu tiên, mùa xuân có lan huệ, mùa thu thì có hoa cúc. Nhưng kỳ lạ là, trúc bốn mùa xanh tươi, phải xếp trúc đứng đầu, hoặc xếp cuối cùng mới hợp lẽ tự nhiên. Nhưng cổ nhân lại xếp trúc ở vị trí thứ ba. Nguyên nhân có thể là do hoa sen, hoa nhài không đảm nhiệm được nhã danh quân tử chi hoa.

 

 Vì thế không thể không đưa trúc vào là một trong tứ quân tử chi hoa. Nếu nhìn hoa lan từ quan điểm thực vật, hoa lan là một loại hoa thân thảo có hương vị. Nhưng ngược lại, cổ nhân cho rằng hoa lan là Thiên hạ đệ nhất hương, hương tổ, Vương giả hương. Từ những mênh danh trên có thể thấy mức độ trân trọng của cổ nhân đối với hoa lan là như thế nào. Hoa lan còn có rất nhiều cách gọi khác như: Đô lương hương, Thuỷ hương, hương thuỷ lan, hương thảo, nữ lan, tỉnh đầu la, chi lan…Những biệt danh này thể hiện rõ đặc điểm về mùi thơm và khí vị của hoa lan. Hoa lan được trân trọng là do hương vị của nó, hay nói ngược lại, do nó có hương đậm nên được con người trân trọng. Trân quý và hương chính là hai đặc trưng lớn nhất mà hoa lan nổi danh trong thế giới hoa.

     Lịch sử trồng hoa lan của người Trung Quốc có ít nhất hai nghìn năm. Bắt đầu từ đới Hán, trải qua Nam Bắc triều, đến đờì Đường thì trồng và chơi hoa lan trở thành phổ biến. Đến thời Minh, chơi lan có hệ thống và hiểu biết hơn, do Lý Thời Trân tổng kết kinh nghiệm vào trong Bản thảo cương mục. Đến đời Thanh tiếp tục phát triển. Tóm lại, cổ nhân chơi lan huệ, không chỉ là một hoạt động trồng hoa đơn thuần, trồng lan là một quá trình tu dưỡng bản thân. Bồi trồng hoa lan chính là bồi trồng phẩm chất và tính tình của văn nhân sỹ quân tử. 

     Lan, huệ sở dĩ được cổ nhân tôn sùng, trước hết là chúng có hương đậm. Kinh dịch viết: “đồng tâm chi ngôn, kỳ khiếu nhu lan” ( lấy hương thơm của lan ví như ngôn từ đồng tâm).

     Cổ nhân cho rằng lan, huệ là loai hoa tượng trưng cho người quân tử. Lan tượng trưng cho người quân tử, ngoài vẻ đẹp đặc trưng là kỳ hương ra, quan trọng hơn nữa là lan vốn có phẩm cách của sỹ quân tử, chủ yếu biểu hiện ở chỗ : Đạm bạc và nguyên sơ ( hoang dại), lấy hương thơm của mình ngợi ca bản thân mình, không cầu mong vinh hiển ở bên ngoài. Gia ngữ nói: Lan sinh trong rừng sâu, không vì ngoại cảnh mà mất hương thơm, quân tử tu đạo lập đức, không vì nghèo khổ mà biến đổi tiết hạnh. Cổ nhân trực tiếp vì khí tiết của hoa lan như người quân tử, biểu thị sự khâm phục của văn nhân sỹ đại phu đối với hoa lan. Khổng Tử cả đời bôn ba bốn phương, thuyết phục các vua chúa sử dụng đạo của mình trị quốc. Trên đường ông nhìn thấy hoa lan giữa quần thảo, ông liền nghĩ đến bản thân mình và ví thân phận mình như hoa lan : Hoa lan vốn dĩ là vương giả hương, không ngờ đến ngày hôm này đành phải làm đồng bọn cùng quần thảo, ông hạ đàn, gảy một bản đàn vô cùng thương cảm, bản nhạc này nổi tiêng trong lịch sử âm nhạc Trung Quốc. Câu chuyện trên, Khổng Tử trực tiếp ví mình như hoa lan, trở thành một điển phạm sớm nhất của sự tương ngộ, liên thông giữa lan huệ và quân tử sĩ đại phu.

      Cúc.

     Hoa cúc được cổ nhân mệnh danh là: Hoàng hoa của Trung Quốc (hoàng màu vàng). Từ đó có thể thấy nó chính là loại hoa thể hiện: Trung Quốc quốc tuỳ chi hoa ( là loai hoa quốc tuý của Trung Quốc). Hoa cúc được người Trung Quốc trồng từ hơn ba nghìn năm trước. Thời nhà Đường, thông qua Triều Tiên hoa cúc được truyền vào Nhật Bản, sau thế kỷ 17, dần dần truyền vào các quốc gia âu mỹ, trở thành thế giới danh hoa ( loài hoa nổi tiếng trên thế giới). Mấy nghìn năm trước, người Trung Quốc trồng hoa cúc, chủ yếu là hoàng cúc (cúc vàng), vì vậy, hoa cúc được thể hiện dưới ngòi bút văn nhân sỹ đại phu chủ yếu là chỉ cúc vàng ( hoặc kim cúc, kim cũng là vàng, hoàng cũng là vàng). Hoa cúc trắng xuất hiện ở thời kỳ nhà Tấn.

     Cổ nhân cho rằng, hoa cúc có ba công dụng lớn, đó là: bỉ đức ( so sánh với đức), dược phẩm và thưởng thức.

     Đặc điểm lớn nhất của hoa cúc là nở hoa muộn. Cúc không muốn cùng quần hoa tranh xuân, thà nguyện ở lúc sâu nhất của mùa thu, phong hàn lạnh thấu xương, nhất cành độc tú, một mình nở hoa, một mình độc diễn. Vì vậy bao nhiêu sỹ quân tử trong thiên hạ thì có bấy nhiêu người nhiệt tình ngợi ca và tôn sùng cúc. Cổ nhân đều nhìn thấy phẩm cách của hoa cúc là cam chịu cô đơn, dám ngạo mạn, khinh thường thế tục, dám nở hoa giữa mùa không có hoa nở. Cổ nhân không chỉ coi hoa cúc là tượng trưng cho phẩm cách quân tử như: chịu lạnh giá, thanh khiết, mà còn coi cúc là hình tượng khí cốt của quân tử sỹ đại phu không màng vinh hoa, vui với thanh bần. Như vậy, bất giác, Hoa cúc từ đối tượng để so sánh với đức đã chuyển hoá thành tiêu chí nhân cách đẹp của sỹ quân tử. Chính vì vậy, Hoa Cúc không chỉ được gia nhập vào tứ quân tử ( mai, lan, trúc, cúc) mà còn thường được dùng kép với một số loài thực vật xanh bốn mùa như Tùng, trúc: người ta thường gọi: Tùng Cúc, Trúc cúc. Đào Uyên Minh vố cùng yêu cúc, nhà ông có một vườn cúc. Khi nghỉ hưu trở về nhà, ánh mắt đầu tiên ông nhìn là: tùng cúc đều còn tồn tại. Điều này mang lại cho ông sự an ủi vô cùng to lớn về mặt tâm linh. Những khi rãnh rỗi, ông thường ngồi dưới cây tùng xanh, tay cầm bó cúc to, uống rượu thưởng hoa, nếu có buồn phiền ông đi vào vườn cúc. Khi bước vào vườn cúc ông như bước vào cảnh giới hư tĩnh linh không.

     Thứ hai: công dụng thứ hai của cúc là có thể dùng làm dược phẩm và thức ăn. Đây cũng là một bộ phận trọng yếu tổ thành nhã hứng hoa mộc của quân tử sỹ đại phu. Duy chỉ có người Trung Quốc, mới sử dung hoa cỏ dại làm thực phẩm và làm thuốc. Cách làm này, làm cho Trung Y học Trung Quốc trở thành một liệu pháp chữa bệnh độc nhất vô nhị trên thế giới, đồng thời nuôi dưỡng triết học quan và nhân sinh quan độc đáo của người Trung Quốc. Cổ nhân cho rằng, trong mùa mà vạn mộc héo tàn, ngược lại Hoa Cúc sinh trưởng tươi tốt, từ đó có thể thấy trong nội thể Hoa Cúc ẩn tàng chân khí của trời đất. Như vậy, nếu con người sử dụng thứ hoa có chân khì này làm thực phẩm, dược liệu, có thể được hưởng thụ chân khí này của thiên địa, kéo dài tuổi thọ. Các hoàng đế và văn nhân Trung Quốc đều trồng và khuyến khích sử dụng hoa cúc. Nguỵ văn Đế Tào Phi tặng bạn một bó cúc, mời bạn sử dụng và nghiên cứu cúc. Thời Tấn Dương Hoằng Cảnh, cũng rất tán thành sử dụng hoa cúc.

     Ngày 9 tháng 9 nông lịch, là tết Trùng Dương. Cửu là số dương, lưỡng dương tương trùng, cổ nhân gọi là Trùng dương. Trong tết Trùng dương có ba hoạt động lớn: Lên núi, uống rượu và thưởng Cúc. Các họat động này có một quan hệ mất thiết với cúc, không thể tách rời. Cổ nhân cho rằng đây là công năng lớn nhất của Hoa Cúc trong ba công năng vừa nêu trên. Trong đó, uống rượu và thưởng Cúc tiến hành đồng thời trong quá trình đăng sơn. Mục đích chủ yếu của lên núi trong tết Trùng Cửu là đề diệt trừ bệnh tật và những điều không may mắn. Khi lên núi, có hai hoạt động vui mừng cùng diễn ra là uống rượu và thưởng Cúc. uống rượu, thưởng cúc và làm thơ phú là ba hoạt động quán xuyến xuyên suốt trong quá trình lên núi, nó là tiết mục cực kỳ trong yếu trong thưởng thức nhân sinh của cổ nhân. Trong Hồng Lâu Mộng, Tào Tuyết Cần miêu tả sâu sắc ý nghĩa hoạt động thưởng Cúc của Đại Ngọc, Bảo Thoa, Tương vần và các chị em khác trong gia đình họ Giả. Trong lịch sử Trung Quốc lưu lại rất nhiều văn nhân sỹ đại phu đam mê thưởng cúc, trong đó nổi tiếng nhất là Đào Uyên Minh, ông được người đời mệnh danh là Cúc Tích (nghiện Cúc). 

Quý khách có thể xem thêm nhiều sản phẩm liên quan khác TẠI ĐÂY

 
 

Hướng dẩn sử dụng và bảo quản: Treo trang trí trong nhà, nơi làm việc, tăng sự may mắn và sức mạnh trong công việc kinh doanh.

Tại sao chọn chúng tôi? 
  • SẢN PHẨM chính hãng, sản xuất trực tiếp tại các làng nghề truyền thống của Việt Nam.
  • GIÁ xuất xưởng, không qua trung gian
  • DỊCH VỤ chuyên nghiệp, quy trình giao dịch và chế độ bảo hành đổi trả linh hoạt.
  • NGUYÊN LIỆU thân thiện với môi trường.
  • VĂN HÓA giàu bản sắc dân tộc.
Trên thị trường có rất nhiều sản phẩm giả, dỏm, nhái kém chất lượng, hoặc sản phẩm được lấy từ nơi khác và dán nhãn thương hiệu của làng nghề. Vì vậy, việc chọn lựa và làm việc với xưởng tại các làng nghề là ưu tiên hàng đầu để đảm bảo thương hiệu phân phối của Mỹ Nghệ Việt.
Sản phẩm tại Mỹ Nghệ Việt được kiểm tra nghiêm ngặt từ khâu chọn nhà cung cấp đến quá trình đóng gói và vận chuyển đến tay người tiêu dùng. Các sản phẩm được phân phối bởi Mỹ Nghệ Việt phải có Tem Thương hiệu Mỹ Nghệ Việt.
Các Website chính của Mỹ Nghệ Việt
 
 
Chúng tôi là thành viên của: 

Hội mỹ nghệ và chế biến gỗ TPHCM (HAWA)

 Hiệp hội thương mại điện tử Việt Nam (VECOM)
Hiệp hội sơn mài - điêu khắc tỉnh Bình Dương

Hệ thống website của chúng tôi đã thông báo với Bộ Công Thương 

 

Vui lòng liên hệ với chúng tôi theo các phương thức dưới đây để được tư vấn chu đáo:

 

 
Hotline:
Tổng đài:
Điện thoại bàn:
Email:
Địa chỉ showroom:
Bản đồ tới showroom:
Google Maps:
 0903 30 99 89
1900 63 60 76
(028) 6281 1183
Showroom 1: Số 4, Đường 19, P. An Phú, Quận 2, TPHCM 
Showroom 2: 212, Bùi Tá Hán, P.An Phú, Quận 2, TPHCM
Gõ từ khóa “My Nghe Viet” vào Google Map để tìm

Sản phẩm khác